Ban hành chính sách phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Đăng bởi nangluongthienphuc vào lúc 16/04/2020

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư 16/2017/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2017 quy định về chính sách phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam.

Với vị trí địa lý nằm gần xích đạo, Việt Nam được đánh giá là Quốc gia rất có tiềm năng phát triển điện mặt trời, cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 4,5 – 5,5 kWh/m2/ngày, với các chính sách hiện tại, công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ lên khoảng 850 MW đến năm 2020, và khoảng 12.000 MW đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Để hiện thực hóa Quyết định số 11, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 16/2017/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới, hoặc điện năng lượng mặt trời hòa lưới.

Thông tư 16/2017/TT-BCT bao gồm 5 Chương với 22 Điều, thông tư có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2017, đã quy định cụ thể về:

(i) Quy hoạch, và phát triển dự án điện năng lượng mặt trời;
(ii) Giá bán điện của các dự án điện năng lượng mặt trời nối lưới và dự án điện mặt trời mái nhà;
(iii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới và lắp trên mái nhà;
(iv) Quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 16/2017/TT-BCT bao gồm những điểm sau:

(i) Nội dung đề án quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh;
(ii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dung cho các dự án điện mặt trời nối lưới;
(iii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà.

Theo tinh thần của Thông tư quy định các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện năng lượng mặt trời tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (Tương đương với 9,35 Uscents/kWh và sẽ được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VNĐ/USD). Bên mua điện là EVN có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện năng lượng mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 30 tháng 6 năm 2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng trong thời gian 20 năm.

Savina Power JSC, nhà nhập khẩu và phân phối tấm pin điện mặt trời Poly và Mono Recom Đức tại Việt Nam

Các dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà sẽ được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (Net-metering) bằng cách sử dụng hệ thống đo đếm công tơ hai chiều. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với đơn giá đã được ban hành.

Ngoài ra, nhà đầu tư, nhà thầu xây lắp các dự án điện năng lượng mặt trời còn được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị điện mặt trời, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vv.. theo các quy định hiện hành về đầu tư.

Thông tư đã ban hành giúp minh bạch thủ tục đầu tư phát triển điện mặt trời, thúc đẩy đầu tư điện mặt trời, giúp bổ sung công suất điện cho hệ thống điện, giúp tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tương lai, hạn chế phụ thuộc nguồn năng lượng hóa thạch, giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chính sách phát triển đang giúp điện mặt trời dần phổ biến, thật sự sẽ là nguồn năng lượng xanh và sạch cho tương lai.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Công ty TNHH thương mại kỹ thuật và năng lượng Thiện Phúc Zalo: 0839.3333.34 Hotline: 0839.3333.34
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Công ty TNHH thương mại kỹ thuật và năng lượng Thiện Phúc
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn